Mẹo chọn giày phù hợp với sân cỏ nhân tạo
Giay da banh co nhan tao - Do loại hình đá bóng trên sân cỏ nhân tạo mới phát triển chưa lâu nên mới chỉ có một số ít người chú ý đến việc chọn giày phù hợp với mặt sân này. Phần lớn, các cầu thủ không chuyên vẫn đá bóng bằng các loại giày bata hoặc giày đinh như thói quen trước đây mà không dùng những giày đá bóng chuyên biệt cho sân cỏ nhân tạo. Chính điều này đã ảnh hưởng đến khả năng chơi bóng bởi mỗi loại giày được thiết kế riêng tương ứng với từng loại mặt sân. Và có nguy cơ dẫn tới chấn thương sẽ tăng lên đáng kể mà hầu hết là dạng chấn thương dây chằng rất nguy hại.
Khi chọn giày để thi đấu trên sân bóng đá cỏ nhân tạo, nên chọn những loại giày có đế bằng cao su, có số lượng đinh bám nhiều hơn bình thường, có thể lên đến 22 chiếc đinh. Những chiếc đinh này cũng không phải làm bằng nhôm hoặc magie như thường lệ mà bằng cao su hoặc các vật liệu tổng hợp trọng lượng nhẹ thông thường nặng khoảng 600gram, nhưng đôi giày đã bóng sân cỏ nhân tạo chỉ nặng khoảng 200 đến 250 gram. Như vậy, độ ma sát sẽ tăng lên, làm giảm thiểu nguy cơ trơn trợt, giúp cho việc di chuyển linh hoạt hơn. Đặc biệt giúp bàn chân khi trượt trên cỏ không gây tổn thương các khớp xương.
Công ty Hoàng Nguyên giới thiệu đến bạn đọc 2 loại giày chuyên dùng trên sân cỏ nhân tạo là AG và TF.
1. TF (TurfFloor) hay quen gọi là giày đinh găm:
Thực sự loại giày này thiết kế là để tập luyện nhẹ (turftrainer), tuy nhiên với sự ra đời của nhiều sân cỏ nhân tạo kiểu nhôm nhoam, chất lượng cỏ, cao su không đạt chuẩn thì hầu hết mọi người thường sử dụng loại giày này. Tuy nhiên, việc chơi bóng trên sân cỏ nhân tạo kém chất lượng dễ gây tổn thương đến người chơi. Đinh hay có dạng như trong hình, thường bằng nhựa hoặc cao su (đế Adidas và Nike hoàn toàn bằng 100% cao su) hoặc có hai mặt cả hai chất liệu.
Nếu mới chuyển từ bata hoặc Thasaco sang đá sân cỏ nhân tạo thì lời khuyên là nên sử dụng giày đế này, vì nó có độ cao không lớn, đinh phân bố đều khắp mặt giày, giúp những người mới tập chơi hoặc mới chuyển từ sân đất, giày đế bệt qua có cảm giác với sân thật nhất.
Tuy nhiên những hôm nắng rát 38, 39 độ như ở Sài Gòn thì đi TF trân sân cỏ nhân tạo là một cực hình.
2. AG (Artificial Grass) :
Đây mới đúng là dòng giày để đá ở các sân cỏ nhân tạo, tuy nhiên đấy là sân đạt chuẩn của các nước phát triển với mặt cỏ bằng, cao su đều, còn ở Việt Nam nếu đá không quen trên các sân kém chuẩn sẽ chấn thương ngay. Đinh bằng nhựa, thường dạng tròn (trừ Adidas mấy dòng gần đây thích đinh tam giác), cao hơn đinh TF nhưng chưa bằng đinh FG/SG. Nếu mới tập đá cỏ nhân tạo không nên đi giày này. Lời khuyên là nên đi 6 tháng đến 1 năm bằng TF rồi hãy chuyển sang AG nếu bạn thường xuyên chơi ở những mặt cỏ kém chất lượng.
Với những cầu thủ chuyên nghiệp, họ sử dụng những đôi giầy đắt đỏ của những thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas… giá thành lại cao so với túi tiền của những dân chơi không chuyên. Thay vào đó là giày Thượng Đình mỏng và rẻ đồng nghĩa với việc chất lượng và độ bền không cao, hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng giày thấu hiểu tâm lý này của khách hàng nên đã sản xuất ra những đôi giày chất lượng tuy không tốt như Nike, Adidas nhưng có độ phù hợp với sân cỏ nhân tạo ở mức chấp nhận được đối với những dân chơi không chuyên, giá dao động 200 đến 300 nghìn đồng.
Chơi thể thao là một hành động rèn luyện tốt cho sức khỏe, giúp con người lấy lại năng lượng để tiếp tục duy trì công việc hàng ngày, tuy nhiên việc xuất hiện các chấn thương khi chơi thể thao là chuyện khó tránh khỏi nhưng có thể phòng ngừa. Chơi thể thao trên sân cỏ nhân tạo cũng giống như trên sân cỏ tự nhiên, nhưng khác nhau ở chỗ chất liệu cỏ khác nhau vì thế cần chọn đôi giày phù hợp để có được cuộc chơi an toàn. Nhưng một điều đáng chú ý hơn là nên chọn loại sân cỏ nhân tạo được đi công bởi công ty có uy tín và chất lượng, kết hợp một đôi giày phù hợp và một mặt sân đạt chuẩn FIFA là sự lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe.
Xem thêm: